MỤC LỤC
|
Trang |
A. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN |
2 |
1. Tổng quan về mục đích của việc thực hiện giải pháp |
2 |
2. Sự cần thiết của giải pháp |
3 |
3. Mục tiêu nghiên cứu |
3 |
3. Phương pháp nghiên cứu |
4 |
4. Phạm vi, lĩnh vực và đối tượng áp dụng |
4 |
B. NỘI DUNG |
4 |
I. Cơ sở khoa học lý luận |
4 |
II. Thực trạng vấn đề cần giải quyết |
5 |
III. Nội dung của giải pháp |
7 |
IV. Kết luận |
17 |
1. Kết luận, khẳng định tính sáng tạo và kết quả của sáng kiến |
17 |
2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu |
18 |
3. Những đề xuất kiến nghị |
18 |
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO |
20 |
A. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tổng quan về mục đích của việc thực hiện giải pháp
Như chúng ta đã biết hiện tượng xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục nói riêng không phải là điều mới mẻ nhưng có thể xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc, mọi trẻ trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục kể cả những trẻ sống trong gia đình khó khăn hay gia đình khá giả. Không những trẻ gái mà trẻ trai cũng có thể trở thành nạn nhân bị xâm hại và hầu như ai trong số người lớn chúng ta, chủ quan hay khách quan đều biết nhưng thờ ơ hoặc không quan tâm tới vấn đề này.
Trên thực tế tâm lý của người Việt Nam có thói quen xấu khi coi trẻ em như đồ chơi và họ thường cấu véo, trêu ghẹo, ôm hôn và vuốt ve, nhìn vào chỗ kín... cơ thể trẻ và coi đó là hành động bình thường và ở góc độ nào đó đây chính là xâm hại. Hành động này diễn ra thường xuyên khiến trẻ không thể phân biệt tốt – xấu, nhầm lẫn đó là biểu hiện của tình yêu thương. Đặc biệt việc giáo dục giới tính, kỹ năng phòng chống xâm hại của trẻ chưa thực sự được trú trọng cả ở trường và gia đình vì suy nghĩ trẻ còn nhỏ chưa cần thiết.
Trẻ bị xâm hại tình dục trong những năm gần đây trên thế giới, theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục, 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục. Tại Việt Nam, trước đây trẻ bị xâm hại thường là 13-18 tuổi thì nay xuất hiện nhiều vụ việc ở lứa tuổi 5-13. Tôi thiết nghĩ vấn đề xâm hại tình dục trẻ em là một lĩnh vực không hề mới mẻ nhưng lại là vấn đề cấp bách phải thường xuyên dạy trẻ và dạy từ rất sớm và theo khả năng tiếp nhận của trẻ chính vì vậy tôi đã chọn nội dung này hướng dẫn giáo viên đưa vào chương trình chăm sóc, giáo dục của lớp từ đó trang bị cho trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ.
Hiện nay các trường mầm non cũng như các bậc phụ huynh chưa chú trọng giáo dục cho con biết cách tự bảo vệ mình. Các nhà trường hiện nay chủ yếu chú trọng việc dạy chữ, do đó trẻ rất yêú kém trong các kỹ năng tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại tình dục. Vì vậy việc hình thành cho các em ngay từ khi còn nhỏ biết về giới, về những vùng nhạy cảm của bản thân, về cách giao tiếp, ứng xử với người quen, người lạ, kỹ năng bảo vệ bản thân chống xâm hại tình dục là vô cùng cần thiết chính vì vậy mà Tôi đã chọn đề tài " Hướng dẫn giáo viên trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5 - 6 tuổi” làm đề tài sáng kiến trong năm học 2019-2020
2. Sự cần thiết của giải pháp
Vấn đề xâm hại tình dục thường chỉ được gia đình và nhà trường quan tâm ở lứa tuổi tiểu học trở lên mà bỏ qua lứa tuổi mầm non. Những năm gần đây số trẻ ở lứa tuổi mầm non bị xâm hại tình dục tăng lên đáng kể đó là mối lo của gia đình và xã hội. Chính vì vậy ngay từ ngày hôm nay chúng ta hãy trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ
Ta có thể khẳng định rằng biện pháp: “Trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục” rất cần thiết và quan trọng vì khi trang bị được cho trẻ kỹ năng cần thiết sẽ giúp trẻ tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục để trẻ có một tuổi thơ vui vẻ, hoạt bát, mạnh dạn, tự tin và phát triển tốt nhân cách trong tương lai.
Việc thực hiện biện pháp " Trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5 - 6 tuổi” là rất cần thiết vì khi trẻ có kỹ năng tốt thì sẽ phòng tránh đựơc tối đa xâm hại tình dục đến với trẻ, sẽ giải quyết cho cả phụ huynh và giáo viên một bài toàn khó mà bấy lâu nay chúng ta còn trăn trở.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trong năm học 2019-2020 tôi chọn nghiên cứu "Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên trang bị ký năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi tại trường MNTC". Với mong muốn nghiên cứu sâu các quy định hiện hành về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, từ đó đề xuất ra một số phải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.
Tìm hiểu một cách khái quát về các hành vi xâm hại tình dục trẻ em
Nghiên cứu những quy định hiện hành về các hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Đề xuất những định hướng và giải pháp giúp giáo viên trang bị cho trẻ 5-6 tuổi kĩ năng tự phòng chống xâm hại tình, tự tin tuyên truyền phối hợp với các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng hiểu cùng quan tâm, chung tay giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện tôi đã sử dụng một số phương pháp như sau:
Phương pháp dùng lời: Dùng lời để giao tiếp, truyền đạt tới giáo viên và tới trẻ.
Phương pháp tìm tòi sáng tạo: Tìm, sáng tạo ra những biện pháp đưa vào sử dụng trong sáng kiến.
Phương pháp tuyên truyền: Tạo động lực cho phụ huynh học sinh
Phương pháp nêu gương động viên khích lệ: Luôn chú trọng việc nêu gương để động viên kích lệ giáo viên và trẻ tham gia có hiệu quả
Phương pháp trực quan: Sử dụng những đồ dùng, đồ chơi tự tạo, vi deo..
5. Phạm vi, lĩnh vực và đối tượng áp dụng
Đối tượng: 6 giáo viên khối lớn và 76 học sinh mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường.
Phạm vi nghiên cứu: tại trường mầm non Thanh Chăn - xã Thanh Chăn -huyện Điện Biên - Tỉnh Điện Biên
Lĩnh vực: Tình cảm và kỹ năng xã hội
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở khoa học lý luận.
Trẻ em được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau, mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về xác định độ tuổi trẻ em nhưng tựu chung lại có thể hiểu, trẻ em là người đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện về mặt sinh lý và tâm lý, dễ bị tổn thương do các tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và các cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em… Mặc dù vậy, tình trạng phạm xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang diễn biến hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn mới.
Có thể hiểu " Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức".
Trẻ có thể bị xâm hại tình dục dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó phổ biến là xâm hại bằng cách đụng chạm và không đụng chạm. Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách đụng chạm bộc lộ qua một số hành vi như hôn hít hoặc ôm trẻ theo kiểu tình dục, sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ, hoặc bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của người lớn hoặc của một đứa trẻ lớn hơn, ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm… Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách không đụng chạm là những hành vi như dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm để làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ hưng phấn tình dục hoặc làm cho trẻ quen với tình dục, cho trẻ nghe hoặc nhìn những cảnh tình dục, bắt trẻ đứng ngồi theo tư thế gợi dục để chụp ảnh (khiêu dâm), hoặc cho trẻ xem sách báo khiêu dâm…
II. Thực trạng vấn đề cần giải quyết
Trường mầm non xã Thanh Chăn đạt chuẩn quốc gia mức độ II và trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ III năm học 2019-2020, Tập thể CBGVNV trong trường luôn đoàn kết, và đạt nhiều thành tích cao trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ .
Tuy nhiên trong quá trình quản lý, chỉ đạo tôi nhận thấy ở giáo viên trực tiếp giảng dạy mới chỉ chú trọng rèn kỹ năng sống cho trẻ ở mặt kỹ năng phụ vụ bản thân mà quên đi việc rèn trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ. Với mục tiêu giúp giáo viên trong trường thực hiện hiệu quả hơn nữa trong công tác chắm óc giáo dục trẻ của mình đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của giáo viên và học sinh trong trường chúng tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, có năng lực chuyên môn, 100% đều được đào tạo trình độ trên chuẩn, hết lòng hết sức vì sự nghiệp giáo dục.
Giáo viên yên tâm công tác, nhiệt huyết với công việc.
Cơ sở vật chất của trường được xây dựng khang trang, đủ số phòng học và trang thiết bị, đồ dùng dạy học được trang cấp và bổ sung thường xuyên, đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
2. Khó khăn
Giáo viên còn hạn chế chưa có kỹ năng dạy trẻ cách phòng chống xâm hại tình dục.
Phụ huynh chưa quan tâm con em mình, chưa thấy được tầm quan trong của việc phòng chống xâm hại tình dục cho con em mình.
Trẻ chưa có kiến thức về vấn đề xâm hại tình dục, chưa có kỹ năng tự bảo vế bản thân.
Đầu năm khi thực hiện đề tài sáng kiến này tôi đã tiến hành khảo sát thu được kết quả như sau:
* Về phía giáo viên
STT |
Nội dung khảo sát |
Kết quả |
1 |
Giáo viên có kỹ năng dạy trẻ phòng trống xâm hại tình dục |
3,33% |
2 |
Giáo viên biết tổ chức các giờ học trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại cho tẻ tại lớp |
3,33% |
* Về phía phụ huynh
STT |
Nội dung khảo sát |
Kết quả |
1 |
Mối quan tâm của phụ huynh về vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ |
Đạt 48% |
* Về phía trẻ
STT |
Nội dung khảo sát |
Kết quả |
1 |
Trẻ nhận biết, phân biệt giới tính, các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. |
Đạt 50% |
2 |
Trẻ hiểu như thế nào là xâm hại tình dục |
Đạt 39,4% |
3 |
Trẻ có kỹ năng tự phòng tránh xâm hại tình dục |
Đạt 32,8% |
Từ thực trạng đã khảo sát đầu năm tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp triển khai hướng dẫn giáo vên biết cách trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ.
III. Nội dung của giải pháp.
Giải pháp 1: Hướng dẫn giáo viên tạo môi trường cho trẻ có cơ hội được học hỏi, được chia sẻ.
Việc tạo môi trường học tập dường như được giáo viên rất quan tâm và đầu tư xây dựng, nhưng giáo viên lại chỉ tập trung xây dựng tạọ môi trường trang trí là chính.
Mục đích của giải pháp này là: Định hướng được cho giáo viên cách xây dựng môi trường như thế nào? Và cần phải làm gì?. Môi trường ở đây tôi muốn đề cập đến đó là đó là việc tạo cho trẻ môi trường được thể hiện mình, môi trường được học hỏi, được chia sẻ, được quan tâm. Thường những lời nói của trẻ không được người lớn quan tâm chú ý, nên dần sẽ hình thành nên cho trẻ suy nghĩ tiêu cực rằng trẻ không có tiếng nói với người lớn, lâu dần trẻ sẽ co mình lại, sẽ không chia sẻ với mọi người xunh quanh nữa.
Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo và định hướng cho giáo viên cần trú trọng quan tâm đến môi trường cho trẻ giao tiếp, bằng chính kỹ năng của giáo viên thường xuyên trò chuyện, tạo không gian gợi mở, quan tâm chú ý đến trẻ nhút nhát ít nói, và không bỏ qua những câu chuyện của trẻ muốn chia sẻ cùng cô. Tạo môi trường cho trẻ được chia sẻ, được nói. Trẻ nhỏ là một trang giấy trắng, các con luôn muốn khám phá, tìm tòi mọi thứ, luôn hứng khởi khi được biết thêm nhiều điều và cũng rất hay thắc mắc. Chính vì vậy hãy dạy con biết cách đặt câu hỏi với người lớn như đây là cái gì? Nó như thế nào? Tại sao lại như vậy? Rồi lí giải cho con. Tạo môi trường cho trẻ thấy rằng " Trẻ có tiếng nói" và mọi lời nói của trẻ đều được quan tâm và lắng nghe trẻ có thể chia sẻ cảm xúc của mình, được nói những điều trẻ suy nghĩ. Là một nhà quản lý tôi định hướng cho giáo viên rằng môi trường không phải là việc trang trí mà môi trường còn là không gian sống của cô tạo nên cho trẻ, hãy luôn đồng hành, chia sẻ để hiểu tâm tư trẻ như những người bạn. Tôi còn chỉ đạo hướng dẫn giáo viên các lớp nghiên cứu những quy định hiện hành về quyền trẻ em và các hành vi xâm hại tình dục trẻ em để giáo viên có thể nắm chắc được kiến thức về vẫn đề này.
Ảnh: Giáo viên thường xuyên trò chuyện chia sẻ cùng trẻ
Khi giáo viên tạo cho trẻ một môi trường tốt thì khi trẻ có xẩy ra những trường hợp đáng tiếc trẻ cùng biết chia sẻ nói nên những điều mà trẻ trải qua, đây cùng chính là một kỹ năng mà giáo viên cần tập trung xây dựng và thực hiện. Nhất là lứa tuổi mầm non ta cần phải quan tâm hơn đến việc tạo môi trường này, vì khi trẻ biết chia sẻ, tự tin học hỏi, đặt câu hỏi, trẻ sẽ chủ động trong mọi hoạt động, tự tin giải quyết mọi vấn đề. Chính vì vậy hãy tạo cho con môi trường và cơ hội tốt nhất để được học hỏi, chia sẻ mọi thứ.
Giải pháp 2: Kết hợp cùng y sĩ tổ chức giờ học " Cơ thể nhậy cảm"
Khi thực hiện sáng kiến này tôi thấy việc giáo viên dạy trẻ kỹ năng về tự vệ bản thân nhất là cách bảo vệ xâm hại tình dục còn rất hạn chế, chính vì vậy mà tôi chỉ đạo hướng dẫn giáo viên các lớp kết hợp cùng y sĩ lên những buổi học ngoại khóa vào buổi chiều để giải thích rõ hơn cho trẻ về những vùng nhạy cảm trên cơ thể bé. Trẻ hiểu hơn về cơ thể mình cần phải giữ những bộ phận nào không cho người lạ tiếp xúc trẻ biết được rằng những kẻ động chạm vào mình đều là kẻ xấu.
Với việc phối hợp cùng y sĩ có chuyên môn về y khoa giải pháp đã mang lại giá trị rất lớn: Nó khiến giáo viên cũng tự tin hơn khi nói, trao đổi về vấn đến xâm hại với trẻ. Và đặc biệt thu hút được trẻ hơn, trẻ say mê, nhiệt tình hơn, tự tin nói về cơ thể của mình hơn. Điều này chứng tỏ các con thật sự khao khát hiểu biết về giới tính và mong muốn được tiếp cận thẳng thắn và trực tiếp với các nội dung được coi là nhạy cảm này. Qua những buổi học như vậy trẻ đã nghĩ ra được phương án bảo vệ bản thân tốt nhất, đó là kết quả ngoài sức mông đợi của bản thân tôi khi thực hiện giải pháp này.
Ảnh: Y sĩ cùng giáo viên tổ chức buổi ngoại khóa về cơ thể của bé
Giải pháp 3: Rèn trẻ có kỹ năng tự phòng chống xâm hại tình dục
Với lứa tuổi 5-6 tuổi thì việc trẻ tiếp thu những kiến thức, kỹ năng rất nhanh, chính vì vậy mà tôi đã đẩy mạnh việc hướng dẫn giáo viên quan tâm trang bị rèn cho trẻ những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ tự phòng chống xâm hại tình dục cụ thể:
Kỹ năng nhận biết về giới, các bộ phận trên cơ thể và bộ phận nhạy cảm của trẻ.
Kỹ năng đầu tiên mà tôi quan tâm là giáo viên cần dạy cho trẻ kiến thức về giới tính của trẻ nam và nữ thể hiện qua bộ phận sinh dục hay hình dáng, trang phục hàng ngày của trẻ. Với những trẻ nhỏ thì ta chỉ dạy trẻ nhớ tên các bộ phận nhưng với lứa tuổi 5-6 tuổi thi ta bắt đầu dạy trẻ nhiều hơn về các bộ phận trên cơ thể đặc biệt là vùng nhạy cảm vì nhiều bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng do quá non nớt và thiếu hiểu biết:
+ Bé gái: Ngực, mông và cơ quan sinh dục…
+ Bé trai: Mông và cơ quân sinh dục
Hướng dẫn giáo viên cần giải thích cho trẻ rõ: vùng nhạy cảm còn được gọi là vùng kín vì những vùng đó không nên phơi bày ra ngay các khi ta mặc đồ tắm ta vẫn che vùng kín của mình, vùng kín là những phần cơ thể đặc biệt nhạy cảm cảm khi có sự đụng chạm nên chúng ta phải bảo vệ, không ai được nhìn hay sờ vào. Vì vậy cần dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích.
Để việc gúp trẻ tiếp thu và nhớ lâu nhất tôi cùng giáo viên trong khối thiết kế sử dụng trò chơi để trẻ được linh hoạt, tìm ra những bộ phận nhạy cảm trê cơ thể của mình như trò chơi: " Mắt mũi tai"; "Giác quan của bé"; " Cơ thể kỳ diệu"
Kỹ năng nhận biết một số hành động và nguy cơ xâm hại trẻ cần tránh.
Định hướng cho giaó viên cần trang bị cho trẻ biết được những hành động nào là hành động xâm hại tình dục: Ở độ tuổi này trẻ còn nhỏ và chưa xác định được như thế nào là hành động xâm hại tình dục, chính vì lẽ đó mà tôi trang bị cho trẻ giúp trẻ phân biệt được như thế nào được gọi là xâm hại tình dục:
+ Người khác chạm vào vùng nhạy cảm của mình và ngược lại.
+ Việc nói hay nhìn vào những bộ phận riêng tư cũng là hành động không an toàn
+ Khi ai đó bắt trẻ cởi quần áo cho họ xem các bộ phận riêng tư
+ Ai đó chụp hình hay quay các bộ phận riêng tư của mình
+ Dùng lời nói dung tục để trò chuyện với trẻ
+ Ai đó cho xem các ấn phẩm khiêu dâm và các hình ảnh về các bộ phận riêng tư của người khác.
+ Cho trẻ biết về những người không an toàn:
" Là những người có động chạm vào các bộ phận cơ thể khiến con khó chịu hoặc không thoải mái". " Là bất kỳ ai xung quanh con có thể là người lạ con gặp trên đường, người quen biết như anh, chị, em, họ hàng, hàng xóm…có thể là phụ nữ hay đàn ông, người già hay thanh niên, đó có thể là bất kỳ ai, những người yêu cầu con giữ bí mật về những hành động không an toàn hay đụng chạm gây khó chịu đối với con."
Ảnh: Trẻ nhận biết hành động, nguy cơ bị xâm hại tình dục qua vi deo
Quan trọng nhất là giáo viên làm cho trẻ hiểu rằng: Nếu có ai đó có những hành động không an toàn thì con hét lên thật to: Không được, dừng lại…rồi chạy tới người bạn tin tưởng và kể lại cho họ nghe toàn bộ sự việc ( Chú công an, bố mẹ…) và dạy trẻ phải nhớ rằng khi có ai đó có hành động không an toàn liên quan đến các bộ phận riêng tư trên cơ thể con thì con không phải là người có lỗi mà chính những kẻ làm việc đó mới là người có lỗi…
Để đạt được việc cho trẻ định hình được những hành động xâm hại tình dục thật tốt, bản thân tôi đã chỉ đạo giáo viên tổ chức cho trẻ những tiết học kỹ năng trẻ rất hứng thú và tiếp thu nhanh.
Trang bị cho trẻ 1 số kỹ năng thoát hiểm.
Vấn đề đặt ra ở đây là khi có hành vi xâm hại tình dục thì trẻ cần phải làm gi? Đó là một câu hỏi ai cũng quan tâm và muốn trang bị cho trẻ.
Vì vậy tôi đã lên kế hoạch cho giáo viên: Trước hết nên dạy trẻ về quy tắc bàn tay giao tiếp (mỗi ngón tay là 1 quy tắc) để trẻ biết cách phòng tránh:
Ảnh: Trẻ học quy tắc bàn tay
- Ôm hôn (ngón cái): Chỉ dùng với những người thân ruột thịt trong nhà như: anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà.
- Khoác tay, nắm tay với họ hàng, thầy cô, bạn bè (ngón trỏ).
- Bắt tay khi gặp người quen biết (ngón giữa).
- Vẫy tay nếu gặp người lạ (ngón áp út).
- Xua tay (ngón út) để phòng tránh xâm hại trẻ em, hãy dạy trẻ phải biết xua tay không tiếp xúc hoặc nếu cần, phải biết hét to để cầu cứu, báo động và bỏ chạy nếu những người xa lạ tiến lại gần và có những cử chỉ thân mật khiến trẻ bất an, khó chịu.
Tiếp theo tôi định hướng cho giáo viên xây dựng và tìm kiếm sưu tầm các video hoạt hình trên các trang mạng về các tình huống giả thuyết như vi deo: " Phòng chống xâm hại tình dục" của sóc nhí; " Bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục" của tác giả mầm nhỏ; " Tránh bị lạm dụng tình dục trẻ em"; hay vi deo " Các tình huống phòng chống xâm hại tình dục" để chính bản thân của từng trẻ sẽ đưa ra ý kiến, cách giải quyết khi rơi vào tình huống đó. Ngoài ra tôi còn định hướng cho giáo viên tạo những tình huống thực tế để trẻ trải nghiệm và đưa ra phương án xử lý.
Trẻ xử lý tình huống bất ngờ cô tạo ra
Việc sử dụng các tình huống trên video và tình huống thực tế giáo viên định hình cho trẻ được cách giải quyết cho trẻ như thế nào khi mà trẻ rơi vào trường hợp đó và qua đó còn có thể dễ dàng chia sẻ cùng phụ huynh, và khiến phụ huynh quan tâm hơn đến vấn đề này.
Với giải pháp rèn cho trẻ có kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ mạng lại hiệu quả rất lớn: Qua mỗi bài học trải nghiệm giải quyết tình huống hay những video ngộ nghĩnh mà giáo viên đã trang bị cho trẻ biết như thế nào là xâm hại tình dục, và quan trọng hơn hết là mỗi đứa trẻ đã có kỹ năng về cách xử lý những tình huống xâm hại tình dục.
Giải pháp 4: Hướng dẫn cha mẹ trang bị cho trẻ phòng chánh xâm hại tình dục
Để thực hiện tốt nhất công tác phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ thì việc giáo viên phối kết hợp cùng cha mẹ trẻ là một biện pháp rất quan trọng vì có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị xâm hại tình dục bởi chính người thân của trẻ. Với trình độ của cha mẹ trẻ phần lớn là dân trí thấp, đi làm xa nhà con để cho ông bà... Chính vì vậy mà tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên kết hợp cùng cha mẹ trẻ dạy trẻ có kỹ năng phòng tránh tại nhà.
Qua việc tuyên truyền trao đổi riêng hay truyền thông qua các buổi họp mục đích của giải pháp này là để giáo viên giúp cha mẹ trẻ thay đổi những thói quen hết sức nguy hiểm có thể là nguyên nhân của các vụ xâm hại trẻ em. Chẳng hạn như cho người quen đến nhà nghỉ lại qua đêm; cho phép con quá gần gũi, thân thiết với người khác; không dạy con phòng tránh xâm hại. Không ít phụ huynh lại coi việc giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ em là của nhà trường hoặc người khác chứ không phải trách nhiệm của bản thân.
Cha mẹ trẻ có thể bắt đầu dạy con phòng tránh xâm hại tình dục theo khả năng tiếp nhận của trẻ với các nội dung: Khi con muốn đi đâu ra khỏi nhà cần phải xin phép người lớn. Cha mẹ nhờ ai đón con hộ cần có “mật mã” để trao đổi với trẻ, để tránh bị bắt cóc. Bố mẹ dặn trẻ tuyệt đối không nhận quà của người lạ. Nếu có ai đó ngỏ ý nhờ giúp đỡ, trẻ phải chạy đi báo công an, cảnh sát vì bản thân không đủ khả năng làm việc này. Hướng dẫn cha mẹ trẻ cũng lưu ý cho các con học thuộc số điện thoại của người thân. Khi đi chơi, trẻ nên đi cùng nhóm 3 - 4 người, không đi một mình khi trời tối...Cha mẹ luôn nhắc con tuyệt đối không cho ai động chạm vào phần kín của mình
Bằng cách tuyên truyền mưa dần thấm lâu giáo viên đã giúp cha mẹ trẻ có cái nhìn rất khác về vấn đề xâm hại tình dục của trẻ nhỏ, thấy được tầm quan trọng của việc trang bị cho trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục ngay từ khi còn nhỏ, phụ huynh đã quan tâm kết hợp cùng cô rèn trẻ và chia sẻ cùng giáo viên nhiều hơn.
Giải pháp 5: Nhân rộng kiến thức, kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trong cộng đồng và xã hội.
Múc đích áp dụng của biện pháp này đó là: Việc trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ được nhân rộng ra cộng đồng, thúc đẩy cộng đồng cùng quan tâm, cùng có tiếng nói để chung tay bảo vệ trẻ em.
Ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã lên kế hoạch tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện tôn tạo cảnh quan, môi trường theo hướng an toàn, thân thiện và sáng tạo. Thu hút sự ủng hộ của cha mẹ trẻ để cha mẹ trẻ đóng góp ngày công lao động để ủng hộ nhà trường trong việc tạo môi trường.
Tất cả các khu vui chơi của trẻ, khu nhà vệ sinh, khu giáo dục thể chất đều nằm trong tầm quan sát của giáo viên, ban giám hiệu. Được trang trí bởi những hình ảnh sống động mang tính giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Như những hình ảnh trẻ cùng cô dọn vệ sinh, trẻ cùng chơi cùng học, trẻ biết cảm ơn khi được giúp đỡ, biết xin lôi khi có lỗi, trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, không nhận quà và đi theo người lạ...
Thường xuyên tuyên truyền nội dung phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tới cha mẹ và người thân của trẻ qua các buổi họp phụ huynh, các buổi học tập cộng đồng. Tuyên truyền bằng tranh ảnh, băng rôn, khẩu hiệu, truyền thông qua đài phát thanh của nhà trường. Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền qua các giờ đón, trả trẻ, các hoạt động ngoài giờ như: khi đi điều tra phổ cập, đi huy động trẻ đến lớp...
Kết quả, hiệu quả mang lại
Qua quá trình thực hiện áp dụng các giải pháp trên đã mang lại kết quả rất cao, thu hút được sự qua tâm của phụ huynh, giáo viên và trẻ:
* Về phía giáo viên:
100% giáo viên đã biết hiểu về luật bảo vệ trẻ em, hiểu được tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ. Giáo viên đã biết cách tổ chức rèn trẻ vào các hoạt động trong ngày, mạnh dạn chia sẻ trao đổi cùng đồng nghiệp và phụ huynh về những vấn đề nhạy cảm, biết lắng nghe chi sẻ cùng trẻ.
Nội dung phòng chống xâm hại tình dục trẻ em được đưa vào chuyên đề lớn của nhà trường được thực hiện thường xuyên và bài bản xuyên suất năm học.
* Về phía cha mẹ trẻ:
Cha mẹ và người thân của trẻ hào hứng khi tham gia các buổi nói chuyện về chuyên đề phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Đã quan tâm và sẵn sàng chia sẻ cùng giáo viên. Cha mẹ trẻ thay đổi nhận thức về cách giáo dục con theo hướng dẫn của giáo viên.
Công tác kết hợp với cha mẹ và người thân của trẻ trong việc phòng chống xâm hại tình dục trẻ em được thực hiện thường xuyên đồng bộ với hình thức mới và linh hoạt, thu hút được nhiều đối tượng trong cộng đồng tham gia.
* Về phía trẻ:
Qua quá trình trang bị giúp trẻ có một số kỹ năng rất cần thiết như: trẻ mạnh dạn tự tin, trẻ hiểu như thế nào là xâm hại tình dục, trẻ có kỹ năng về phòng chống xâm hại tình dục, trể biết những vùng nhạy cảm của bạn trai, bạn gái và không được cho ai động vào, trẻ đã biết chia sẻ cảm xúc với cô giáo, bố mẹ... và đặc biệt ở trẻ còn có những thói quen sống tốt: đi đâu cùng xin phép bố mẹ, không đi theo người lạ, không cho người lạ vào nhà khi ở nhà một mình, không cho ai sò và nhìn vào những nhậy cảm của bản thân bé...
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến
* Về phía giáo viên
STT |
Nội dung khảo sát |
Kết quả |
|
Đầu năm |
Cuối năm |
||
1 |
Giáo viên có kỹ năng dạy trẻ phòng trống xâm hại tình dục |
3,33% |
Đạt 100% |
2 |
Giáo viên biết tổ chức các giờ học trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại cho tẻ tại lớp |
3,33% |
Đạt 100% |
* Về phía phụ huynh
STT |
Nội dung khảo sát |
Kết quả |
|
Đầu năm |
Cuối năm |
||
1 |
Sự quan tâm của phụ huynh về vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ |
Đạt 48% |
Đạt 92% |
* Về phía trẻ
STT |
Nội dung khảo sát |
Kết quả |
|
Đầu năm |
Cuối năm |
||
1 |
Trẻ nhận biết, phân biệt giới tính, các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. |
Đạt 50% |
Đạt 100 % |
2 |
Trẻ hiểu như thế nào là xâm hại tình dục |
Đạt 39,4% |
Đạt 95% |
3 |
Trẻ có kỹ năng tự phòng tránh xâm hại tình dục |
Đạt 32,8% |
Đạt 92% |
IV. Kết luận
1. Kết luận, khẳng định tính sáng tạo và kết quả của sáng kiến
Có những ý kiến cho rằng lứa tuổi mầm non còn quá nhỏ không tiếp nhận được và không có khả năng tự vệ trước kẻ xấu. Nhưng với đề tài này ta đã biết được có nên trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để phòng chống xâm hại tình dục ngay từ khi còn nhỏ hay không? Sẽ không phải là sớm khi mà rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã và đang diễn ra.
Với đề tài này tôi đã đưa ra những biện pháp cô đọng giải quyết những vẫn đề còn vướng mắc của giáo viên như: Cách tạo môi trường cho trẻ được thỏa sức nói chia sẻ cảm xúc của mình, làm trẻ tự tin và biết được rằng mình có tiếng nói, mình có quyền nói và chia sẻ; Hay giải pháp kết hợp cùng y sĩ tổ chức giờ học " Cơ thể nhậy cảm"; Giải pháp rèn cho trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại cụ thể rõ ràng việc cần phải làm gì và làm như thế nào …đã mang lại hiệu quả rất tốt và hiệu ứng lan tỏa được các phụ huynh hài lòng ủng hộ.
Tôi cũng xin khẳng định lại rằng việc trang bị cho trẻ những kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục là một việc làm quan trọng và giáo viên cần quan tâm thực hiện thường xuyên. Với trách nhiệm là quản lý chỉ đạo chuyên môn trong đội ngũ giáo viên tôi thực hiện đề tài "Trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ ". Đã trả lời được câu hỏi cần phải làm gì? Làm thế nào? Mà giáo viên bấy lâu nay còn vấp phải, giúp giáo viên giải quyết bài toán khó còn trăn trở của đội ngũ giáo viên.
Phạm vi ảnh hưởng có thể áp dụng rộng rãi trên các trường Mầm non trong toàn huyện và áp dụng rộng rãi trong nhân dân về kiến thức và kĩ năng trong việc phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.
2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài sáng kiến: "Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi tại trường MNTC". Tôi thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu để đề tài đạt được hiệu quả tối đa hơn những vấn đề sau:
Đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp khi thực hiện cho hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về luật bảo vệ trẻ em, tuyên truyền đến cộng đồng cùng chung tay phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em.
Đẩy mạnh công tác xây dựng môi trường lạnh mạnh để trẻ có tiếng nói của mình.
Tiếp tục đưa ra những giải pháp để "Trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ " đến từng lớp với từng độ tuổi cho phù hợp.
3. Những đề xuất kiến nghị
Với lòng yêu trẻ và sự nhiệt tình tôi mong muốn sẽ mang lại cho trẻ sự phát triển toàn diện nhất. Qua thời gian thực hiện đề tài sáng kiến trên tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Đối với phòng Giáo dục:
Đưa nội dung phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trở thành chuyên đề lớn cấp huyện để tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng và toàn xã hội.
Trên đây là đề tài sáng kiến chúng tôi đã thực hiện được trong năm qua rất mong Hội đồng chấm thi xem xét và đồng nghiệp góp ý để tôi phát huy hơn nữa trong những năm tới.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Điện biên, ngày 17 tháng 5 năm 2020
Xác nhận của nhà trường
|
Người viết
Nguyễn Thị Thanh Trà |
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Các trang Web trên mạng thông tin về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em
- Luật số: 102/2016/QH13 ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Quốc Hội ban hành về Luật trẻ em
- Sách hướng dẫn thực hiện chương trình cho trẻ mẫu giáo. Nhà xuất bản Giáo Dục.
- Tâm lý học trẻ em mầm non.
- Các vi deo tren youtobe về nội dung xâm hại tình dục trẻ em.
Tác giả: hằng
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn